VICOWIN-AZELAI

15 Đường số 1, Khu Phố 5, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
0916 916 779
VICOWIN-AZELAI
Giá:
Liên hệ

PHÂN BÓN GỐC VICOWIN-AZELAI HỮU CƠ SẢN XUẤT ĐÓNG GÓI TẠI HÀN QUỐC, ĐƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN VICOWIN ĐĂNG KÝ VÀ NHẬP KHẨU PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

PHÂN BÓN GỐC VICOWIN-AZELAI HỮU CƠ ĐƯỢC SẢN XUẤT ĐÓNG GÓI TẠI HÀN QUỐC, ĐƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN VICOWIN ĐĂNG KÝ VÀ NHẬP KHẨU PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM

VICOWIN-AZELAI
PHÂN BÓN TỔNG HỢP ORGAN-KHOÁNG SẢN
CHỨC NĂNG: Cung cấp chất hữu cơ · Cung cấp N, P, K · Thành phần cung cấp magiê: Phốt pho · Magiê · Nitơ · Kali

VICOWIN-AZELAI là một phân bón khoáng hữu cơ dạng hạt rắn cung cấp nitơ, phốt pho, kali, nguyên tố vi lượng và axit humic. Nó đã được phát triển để bổ sung các chất hữu cơ thiếu sót trong đất nông nghiệp.

Việc cung cấp chất hữu cơ humic cải thiện các đặc tính vật lý và hóa học của đất, và do đó khả năng sinh sản của nó, tăng cường sự đồng hóa các chất dinh dưỡng và cuối cùng cải thiện năng suất cây trồng.

VICOWIN-AZELAI cho phép một sự đồng hóa tốt hơn về vĩ mô và vi chất dinh dưỡng. Qua kinh nghiệm lâu dài, quy trình sản xuất đã được tối ưu hóa để có được một sản phẩm đồng nhất đảm bảo một thành phần giống hệt nhau trong mỗi hạt.

Có thể nói chất hữu cơ và mùn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả quá trình xảy ra trong đất và hầu hết các tính chất lý, hóa, sinh của đất.

Chất hữu cơ và mùn trong đất là dấu hiệu cơ bản để phân biệt đất với đá mẹ, hàm lượng hữu cơ trong đất và sự tích lũy hữu cơ trong đất gắn liền với sự phát sinh của đất, sự tích lũy chất hữu cơ và mùn tập trung ở tầng đất mặt là dấu hiệu hình thái quan trọng thể hiện độ phì nhiêu của đất.

Đối với lý tính đất: Chất hữu cơ và mùn có tác dụng cải thện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành các hạt kết tốt, bền vững, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ lý tính đất như chế độ nước (tính thấm và giữ nước tốt hơn), chế độ khí, chế độ nhiệt giúp hạn chế và tránh hiện tượng héo sinh lý của cây trồng khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như nắng nóng hoặc rét đậm, việc làm đất canh tác cũng dễ dàng hơn. Vì vậy ở đất có thành phần cơ giới nặng( đất sét nhiều) hoặc thành phần cơ giới quá nhẹ( đất cát) nếu được bổ sung hữu cơ người ta vẫn có thể trồng trọt tốt.

Với hóa tính: chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hóa học, cải thiện điều kiện oxi hóa, gắn liền với sự di động và kết tủa các nguyên tố vô cơ trong đất làm tăng khả năng hấp thu của đất, giũ được các chất dinh dưỡng, hạn chế hiện tương bị rửa trôi, đồng thời làm tăng tính đệm của đất giúp cải tạo đát chua mặn.

KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ

A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN

I/ Khái niệm về hợp chất hữu cơ

-          Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối: cacbonat, cacbua, xianua…).

VD:          CH4

                 C2H2

                 C6H6

                 CH3COOH

                 C2H5OH

                 C12H22O11

II/ Phân loại hợp chất hữu cơ.

  1/ Hiđrocacbon: Phân tử chỉ chứa nguyên tử cacbon và hiđro.

            - Hiđrocacbon no: Chỉ có liên kết đơn.

            - Hiđro cacbon không no: chứa liên kết bội.

            - Hiđro cacbon thơm: chứa vòng benzen.

  2/ Dẫn xuất của hidrocacbon.

      Phân tử của nguyên tử nguyên tố khác thay thế nguyên tử hiđro của hiđrocacbon ( dẫn xuất halogen, ancol, phenol, ete, andehit, xeton, axit, este, amin, hợp chất tạp chất chức, polime…

=> Có thể tóm bằng sơ đồ sau:

VD: Hiđrocacbon:       C4H10

                                     C2H2

                                     CH4

                                     C6H6

                                     C5H12

……..

Dẫn xuất  hiđrocacbon:           C6H5OH

                                                C6H5NH2

                                                C12H22O11

                                                CH3COOH

                                                CH3CHO

                                                NH2 CH2 CH2 COOH

                                                C3H5(OH)3

…….

II/ Khái niệm về hóa học hữu cơ

-          Hóa học hữu cơ là nghành hóa học chuyên nguyên cứu các hợp chất hữu cơ.

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ ?

 

a) Trạng thái (rắn, lỏng, khí);

b) Màu sắc;

c) Độ tan trong nước ;

d) Thành phần nguyên tố.

Bài 2. Chọn câu đúng trong các câu sau :

a) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

b) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

c) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.

d) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các chất trong cd thể sống.

Bài 3.

Hãy so sánh phần trăm khối lượng của cacbon trong các chất sau : CH4, CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3.

Bài 4.  

Axit axetic có công thức C2H4O2. Hãy tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong axit axetic.

Bài 5.  Hãy sắp xếp các chất : C6H6, CaCO3, C4H10, C2H60, NaN03, CH3NO2,  NaHC03, C2H302Na vào các cột thích hợp trong bảng sau :

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất vô cơ

Hiđrocacbon

Dẫn xuất của hiđrocacbon

 

 

 

ĐÁP ÁN

Bài 1.

Đáp án D.

Bài 2.

Đáp án C

Bài 3. HS tự giải

Bài 4.

Lời giải:

Từ C2H4O2 ta có: M = 60 g/mol; mC = 2 x 12 = 24 g; mH = 4 x 1 = 4 g;

MO = 2 x 16 = 32 g.

%C = (24 : 60) x 100% = 40%; %H = (4 : 60) x 100% = 6,67%;

%O = 100% - 40% - 6,67% = 53,33%. 

Bài 5.

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất vô cơ

Hiđrocacbon

Dẫn xuất của hiđrocacbon

C6H6; C4H10

C2H6O; CH3NO2; C2H3O2Na

CaCO3; NaHCO3

 

Gọi là phân hữu cơ vì trong phân đó có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất. Văn bản hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:

1. Phân hữu cơ truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu...được nhà nông gom ủ lại chờ hoại mục).

2. Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

3. Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.

4. Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ.

Để quản lý, Bộ Nông nghiệp-PTNT quy định thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.

Thế kỷ 19, Libic đã phát hiện ra phân vô cơ đã đẩy năng suất tăng vọt và nhờ nó mà loài người đã tránh được nạn đói đe dọa khi dân số quá lớn. Với sự tiện dụng và hiệu quả của phân vô cơ, con người dần quên phân hữu cơ, khiến cho chất lượng và năng suất cây trồng giảm xuống, dịch bệnh lan tràn, hiệu quả của phân vô cơ bị giảm sút, đất bị phá vỡ kết cấu, trở nên chua...

 

Từ thực tế trên, con người mới nhìn nhận lại vai trò của phân hữu cơ và đưa ra nguyên tắc bón phân cho cây trồng. Sử dụng hài hòa phân hữu cơ và phân vô cơ.

 

VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ

 

Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử dụng của nông dân về phân hữu cơ lại rất khác nhau, trong đó nông dân trồng lúa gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ, ngược lại các nhà vườn lại đã biết cách bón lót phân hữu cơ kết hợp bồi liếp hàng năm để tăng năng suất và chất lượng rau quả.

 

Theo Th.sỹ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, nơi nổi tiếng cung cấp giống và kỹ thuật cây ăn trái cho cả nước, trình độ và mức độ sử dụng phân hữu cơ của các nhà vườn trong huyện vẫn khác xa nhau mà biểu hiện ở chỗ có những vườn cây có tuổi thọ lên đến 30 năm nhưng cây vẫn xanh tốt, năng suất cao trong lúc có những vườn cây mới cho trái 3-4 vụ đã suy. Tuy nhiên các nhà vườn trồng cây có giá trị cao như sầu riêng, bưởi...thì đều “phải biết” sử dụng phân hữu cơ vì nếu không sử dụng thì cây “bị bệnh chịu không nổi”.

 

Ngoài các tác dụng cơ bản trên, việc bón phân hữu cơ còn làm tăng hiệu quả sử dụng của phân vô cơ, dinh dưỡng vô cơ tạm thời được giữ lại để cung cấp từ tử cho cây trồng, hạn chế rửa trôi. Từ đấy mà làm giảm số lượng sử dụng phân vô cơ tạo nên nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

 

CHỌN PHÂN HỮU CƠ NÀO?

 

Theo Cục Trồng trọt, số lượng các nhà sản xuất và sản lượng phân hữu cơ các loại cung ứng ra thị trường đang tăng mạnh hàng năm. Tuy nhiên việc tăng đấy cũng bao gồm việc tăng phân kém chất lượng, phân giả. Báo cáo của Cục này cho thấy có đến gần một nửa số phân được lấy mẫu kiểm tra là phân kém chất lượng. Bởi vậy rất khó cho nông dân là chọn phân hữu cơ nào để mua?

 

Theo Th.sỹ Bùi Thanh Liêm, cách tốt nhất là phải biết nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình công nghệ của nhà sản xuất. Nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, ngoài than bùn ra nhiều nhà máy còn sử dụng phân gà, bột cá, bã cã phê...có hàm lượng dinh dưỡng rất cao để làm phân bón; quan sát xem than bùn có chất lượng không (nếu có chất lượng thì màu rất đen, xốp tơi và nhẹ hơn đất nhiều) có được ủ men hoạt hoá không. Nhà máy có quy mô công nghiệp như thế nào, có sân bãi không, có phòng phân tích nuôi cấy vi sinh vật không?...Việc tham quan cơ sở sản xuất đã có thể khẳng định được 80-90% chất lượng sản phẩm.

 

Ngoài ra, phân có chất lượng sẽ có độ đồng nhất cả về cỡ hạt lẫn màu sắc. Dung trọng và độ ẩm phân cũng là một chỉ số quan trọng, lấy một ít phân bỏ vào nước nếu thấy nổi nhiều là dạng hữu cơ thô, dinh dưỡng kém. Bóp trong tay thật chặt rồi mở ra mà nắm phân không tơi trở lại là độ ẩm quá cao.

 

NÊN TỰ Ủ LẤY PHÂN

 

Việc nhiều nông dân bón trực tiếp phân bò, trâu khô cho cây trồng là việc làm sai vì dinh dưỡng trong đấy đã bị mất mát còn nguồn bệnh như vi thuẩn tả, thương hàn, trứng giun sán vẫn ở lại. Tự ủ phân chuồng chẳng những có chất lượng đảm bảo mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí.

 

Nếu có thụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, cây bắp, cây họ đậu, rơm đã làm nấm...) có thể trộn chung với phân chuồng theo tỷ lệ 1:1, nếu có điều kiện thêm lân nung chảy và vôi càng tốt. Cứ lần lượt lớp nọ chồng lớp kia, xong tưới dung dịch có chứa nấm trichoderma làm sao đống ủ có độ ẩm khoảng 60% (bóp thấy có nước rịn ra) nén hơn dẽ, 1 tuần sao đảo lại khoảng 1-1,5 tháng là đống ủ đã hoai và có thể sử dụng. Đống ủ cần được che chắn và đào rãnh thoát nước xung quanh 

 

Phân bón hữu cơ là gì? 10 Ưu điểm của phân bón hữu cơ so với phân bón thông thường

25/10/2017

     Việc sử  dụng phân bón hóa học một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp bị mất đi phần lớn lượng hữu cơ có vốn có của đất, cho nên đất sản xuất đã và đang ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Chính vì thế việc thay đổi tập quá trong sản xuất nông nghiệp thay đổi loại phân bón vô cơ  đang sử dụng qua các loại phân bón hữu cơ đang là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.     

I.Phân bón hữu cơ là gì? 
     
Phân bón hữu cơ là dạng phân bón có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu  được chia thành 5 nhóm chính: nhóm nguồn gốc từ động vật, nhóm nguồn gốc từ thực vật, nhóm vi sinh vật, nhóm sinh vật biển, nhóm hỗn hợp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất hiệu quả, trả lại cho đất lượng lượng hữu cơ đã bị mất. Đây là giải pháp để  nền nông nghiệp phát triển bền vững.
II.Phân loại phân bón hữu cơ.
     Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ, và được phân loại theo nhiều cách khác nhau.  Tuy nhiên chủ yếu được phân thành 2 loại chính:
Phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ được chế biến công nghiệp.
-     Phân  hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân rác, phân xanh, phân chuồng…
-     Phân hữu cơ chế biến công nghiêp bao gồm các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ, phân bón lá hữu cơ, phân hữu cơ -  khoáng.
III.Các phương pháp chế biến phân bón hữu cơ.
     Trên thực tế có nhiều cách để chế biến  phân bón hữu cơ: chế biến thô sơ và chế biến công nghệ.
-     Phương pháp chế biến thô sơ nhà nông hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Phương pháp này thường áp dụng trong cho phân chuồng, phân rác, phân xanh, than bùn.
-     Phương pháp công nghệ vi sinh, tức sử dụng các vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp này thường được áp dụng trong chế biến các nguồn hữu cơ ít vi sinh vật: rác thải đô thị, than bùn và các chất hữu cơ khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bôt gỗ, thân vỏ cây…Các chế phẩm được sử dụng phương pháp chế biến này thường được gọi là phân hữu cơ sinh học.
-     Phương pháp chế biến than bùn, gồm hai giai đoạn: giai đoạn hoạt hóa và giai đoạn dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến  từ than bùn ngoài việc cung cấp chất mùn humat còn có vai trò là chất mang, giúp các chất dinh dưỡng khoáng ít bị rửa trôi, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển.
IV.Công dụng của phân hữu cơ.
1.Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững.
     Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.
     Trong phân bón hữu cơ các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

 

     Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.
2.Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định.
     Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
3.Tăng chất lượng nông sản.
     Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.
4.Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất. Cân bằng vi sinh vật trong đất.
     Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ trong đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao.
     Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

 

     Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng.
5.Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
     Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ- khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
6.Cải tạo đất trồng.
     Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.

 

7.Không gây ô nhiễm môi trường
     Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
8.Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới
     Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.
9.Hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ
     Tác hại của phân bón vô cơ đối với con ngừoi, môi trường đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã quá rõ ràng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúpgiảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho nền nông nghiệp nước ta lúc này.
10.Hương vị ngon, tốt cho con người, vật nuôi.
     Việc sử dụng phân bón vô cơ trong không đúng quy cách sẽ khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm lượng chất dinh dưỡng có nông nông sản, từ đó nông sản sẽ giá trị thấp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên việc sử dụng phân bón hữu cơ rất an toàn cho con người.
     Phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong một thời gián ngắn, chính vì thế cần phải thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đất, một số trường hợp phân vô cơ cây không hấp thụ được gây lãng phí, phân tích tụ trong đất gây ô nhiễm môi trường. Lợi ích của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được minh chứng từ hàng ngàn năm nay. Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp. Phân bón hữu cơ không để lại những hậu quả đối với môi trường, sức khỏe như phân bón vô cơ. Việc sử dụng phân bón hữu cơ là con đường giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

- See more at: http://vicowin.com/san-pham/418/vicowinazelai.html#sthash.2nBCR09U.dpuf

Zalo