Bao bì có sẵn:
PHÂN BÓN LÁ CAO CẤP ĐƯỢC SẢN XUẤT ĐÓNG GÓI TẠI CHÂU ÂU, DO CÔNG TY CỔ PHẦN VICOWIN ĐĂNG KÝ VÀ ĐỘC QUYỀN NHẬP KHẨU PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM
1. GIỚI THIỆU CHUNG
VICOWIN-KAFOM là một dòng sản phẩm lân hai chiều Phosphites ion · Kali cao cấp thế hệ mới nhất trên thế giới, có tính năng của một loại thuốc dưỡng và thuốc ngừa bệnh, được sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng cây trồng. Với khả năng lưu dẫn nhanh, hấp thụ mạnh, hoạt chất Phosphites ion· Kali.
VICOWIN-KAFOM diệt bệnh bằng cơ chế kích kháng chủ động (không diệt trực tiếp bằng chất độc, mà kích kháng cây tiết ra chất đề kháng đặc biệt như Phytoalexin, PR-proteins... tấn công tiêu diệt mầm bệnh, tạo tín hiệu báo động cho các tế bào còn lại hình thành hệ thống đề kháng chủ động cho cây). Thuốc giúp sản xuất các chất Polysacharides làm dày vách tế bào, phá vỡ lớp ngụy trang của nấm bệnh giúp hệ thống đề kháng phát hiện và tiêu diệt. Hệ thống này còn có hiệu lực phòng bệnh kéo dài đến 60 ngày và giúp cây chống lại một số tác nhân gậy hại khác.
VICOWIN-KAFOM trực tiếp ngăn chặn sự hình thành bào tử của nấm Phytophthora, Pythium, vi khuẩn Erwinia, Veturia... khoanh vùng nhiễm bệnh không cho vết loét lây lan, làm lành vết bệnh do tạo ra Ethylen và enzym lytase phân hủy tế bào chết. Lưu dẫn mạnh hai chiều trong xylem và phloem đến các bộ phân trong cây, hoàn toàn không độc hại, an toàn cho người, không gây hại vi sinh vật có lợi, không có thời gian cách ly sau thu hoạch.
Lân hai chiều Phosphites ion · Kali tạo sức đề kháng mạnh mẽ để phòng và tiêu diệt các loại mầm bệnh như xì mủ cây, thối thân, chết đọt, xì mủ gốc sầu riêng, nấm hồng, nấm rong, thán thư, vàng lá thối rễ cây có múi, chống rụng trái do vi khuẩn, ghẻ trái, vàng lá thối rễ trên cây có múi, chết nhanh chết chậm cây tiêu, phòng bệnh đốm nâu thanh long, lem lép hạt, phòng ngừa đạo ôn trên lúa, bệnh do oomycete như Phytophthora spp. và Pythium spp.,...Hàm lượng Kali trong sản phẩm làm tăng chất lượng quả, duy trì lớp vỏ trái cây và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại, giúp kích thích ra rễ, tạo đọt non, hình thành mầm hoa trên nhiều đối tượng cây trồng
2. ỨNG DỤNG
Tùy thuộc vào yêu cầu và đối tượng cây trồng, sản phẩm có thể sử dụng bằng cách phun qua lá – thân – cành, tưới gốc hoặc ngâm hom, chích vào thân...
Ký hiệu: P2O5hh
Phương pháp phân tích: TCVN 1078:1999; TCVN 4440:2004; TCVN 8856:2012 hoặc ISO 6598:1985; TCVN 5815:2001; TCVN 8559:2010; TCVN 8557:2010; TCVN 8559:2010; TCVN 8560:2010
Phân lân là từ dùng để chỉ các loại phân hóa học có chứa photpho.
Cung cấp photpho hoá hợp cho cây dưới dạng ion photphat (PO43-)
Độ dinh dưỡng của phân được đánh giá bằng % P2O5 (Quy ra theo khối lượng) trong phân bón.
Nguồn lân chủ yếu là DAP; MAP; TSP; NPK, lân nung chảy, supephosphat đơn (Supe lân), supephosphat kép, supe phosphat giàu, canxi phosphat.
Lân là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein của cây
Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác.
- Lân ( P): nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng tương đối thấp, nhưng nếu thiếu lân lá sẽ chuyển màu xỉn, mép của lá non bị cháy đỏ, nếu thiếu lân nặng thì lá cây sẽ bị rụng và cành sẽ bị khô chết.
Lân tham gia vào thành phần của axít Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1-14% trọng lượng chất khô của cây.
Chu trình Photpho trong tự nhiên
* Triệu chứng thiếu hụt lân:
- Khi thiếu: Rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây; quả ít, chín chậm, thường có vỏ dày, xốp và dễ bị thối, nấm bệnh dễ tấn công, do Lân là thành phần của vách tế bào.
- Nếu thừa: Rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng.
- Lân tổng số(P2O5%): Tổng lượng lân hữu cơ và vôcơ
Phương pháp phân tích Loren
Nghèo: < 0,01 %
Trung bình: 0,01 - 0,05%
Khá: 0,05 - 0,1%
Giàu: > 0,1%
- Lân dễ tiêu (P2O5dt) (mg/100gr)
Phương pháp Oniani | Phương pháp Bray | |
Rất nghèo: | ||
Nghèo: | 5 -10 mg / 100gr | 10 -20 mg / 100gr |
Trung bình: | 10 –15 mg / 100gr | 20 –30 mg / 100gr |
Giàu: | 15 mg / 100gr | >> 30 mg / 100gr |
3.1. Phân lân Supe Photphat
3.1.1 Supephotphat đơn:
Chứa 14 - 20% P2O5
Quá trình sản xuất xảy ra 1 giai đoạn bằng cách cho bột photphoric hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.
Supe lân Lâm Thao và Supe lân trung quốc
Các sản phẩm Supe photphat trên thị trường:
+ Supe Lân Lâm Thao (Supe photphas và hóa chất Lâm Thao)
+ Supe Lân Long Thành (Phân bón Miền Nam)
+ Supe Lân Lào cai (Apromaco)
+ Supe Lân Đức Giang (Lào cai)
ĐẤT SUPE |
LÂN NUNG CHẢY |
- Có tính Axit - Không thích hợp với đất chua - Tan trong nước, cây trồng hấp thụ được ngay - Bổ sung Ca2+ cho cây |
- Có tính kiềm - Thích hợp với đất chua - Không tan trong nước, chỉ tan trong axit nhẹ hoặc axit của rễ cây tiết ra nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài - Bổ sung cả Ca2+ và Mg2+ |
3.1.2 Supephotphat kép – TSP: chứa 40 - 50% P2O5
Quá trình sản xuất xảy ra 2 giai đoạn: Dùng axit sunphuric để điều chế axit photphoric sau đó axit photphoric tiếp tục tác dụng với photphoric hoặc apatit tạo thành supe lân kép.
Các sản phẩm Supe photphat trên thị trường:
+ Supe Lân kép Đức Giang (Lào cai)
3.2. Phân lân nung chảy: chứa 13 - 16% P2O5
Để sản xuất phân lân nung chảy, người ta nung hỗn hợp quặng apatit (hay photphoric) với đá xà vân (thành phần chính là magiê silicat) và than cốc ở nhiệt độ trên 1000 độ C trong lò đứng. sản phẩm nóng chảy từ lò đi ra được làm nguội nhanh bằng nước để khối chất bị vỡ thành các hạt vụn, sau đó sấy khô và nghiền thành bột.
3.3. Phân Ammoni photphate:
3.3.1. Phân MonoAmon photphat (MAP): Chứa 10% (N), 50% P2O5hh
3.3.2. Phân DiAmonphotphat (DAP): Chứa 15- 18% (N), 44 - 46% P2O5hh
Phân DAP và MAP trung quốc
Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân.
Phosphate đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng.
Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt.
Phân là loại dễ sử dụng. Thường dùng thích hợp ở đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ chua. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm.
- Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996.
- Sổ tay phân bón vô cơ - Cục Hóa chất, Bộ Công Thương 2015
Ký hiệu: K2Ohh
Tên tiếng anh: Potassium
Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá bằng hàm lượng %K2O trong phân
- Kali không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng Kali lớn cho tất cả mọi bộ phận. Kali ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật.
- Khi ánh sáng yếu Kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây.
- Phân Kali giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
- Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng.
- Kali ( K): K đặc biệt quan trọng đối với cây khi ra quả. Cây được cung cấp đủ sầu riêng sẽ cho chất lượng quả cao, thịt quả thơm, ngon. Ngoài ra K còn giúp cây chắc không bị đổ ngã, tăng khả năng chống chịu của cây trước thới tiết. Nếu thiếu K mép sẽ có màu vàng cam rồi xám nâu rồi khô và rụng.
- Cần lưu ý rằng Kali dễ tan, dễ rửa trôi trong thời gian mưa nhiều và ngập nước, vì thế ở những vùng nhiệt đới với lượng mưa cao người ta thường bón nhiều Kali.
Triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng Kali trên cây cam và trên lá khoai tây
Triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng Kali trên bắp ngô, quả cam và bông lúa
Khi thiếu: Ban đầu đỉnh lá già bị cháy; thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi. Cây phát triển chậm và còi cọc, thân cây dễ bị đổ ngã.
Nếu thừa: Cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi
- K2O tổng số (K2O%): Tổng lượng Kali trong đất
Phương pháp quang kế ngọn lửa
+ Rất nghèo: < 0,2%
+ Nghèo: 0,2 - 0,5 %
+ Trung bình: 0,5 - 0,8%
+ Khá:0,8 - 1,2 %
+ Giàu: > 1,2 %
- Kali trao đổi (K+): (mg/100 gr), (meq/100gr)
mg / 100gr | meq / 100 gr | |
Rất nghèo: | <0,1 | |
Nghèo: | 4-12 | 0,1 - 0,3 |
Trung bình: | 12 - 20 | 0, 3 - 0,5 |
Giàu: | > 20 | > 0,5 |
Nguồn Kali chủ yếu là Kali Clorua (KCl) và Kali Sunphat (K2SO4)
(Chiếm khoảng 93% tổng lượng phân kali trên thế giới )
Các loại Kali Clorua trên thị trường
Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ. Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60% (K2O).
Hàm lượng Kali: 45 - 50%.
Lưu huỳnh: 18%.
Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê.
Sunphat kali là loại phân sinh lý chua. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.
+ Toàn bộ lượng phân kali 700 nghìn tấn đều phải nhập khẩu do Việt Nam không có mỏ kali.
+ Trên thế giới chỉ có 15 nước có ngành sản xuất phân kali quy mô lớn, chủ yếu tập trung ở Châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông.
+ Thương mại quốc tế với phân kali trên thế giới bị chi phối bởi 6 nước sản xuất chính là: Canada, Nga, Bêlarut, Đức, Ixraen, Gioocđani.
+ Sản lượng phân kali trên thế giới đạt khoảng 55 triệu tấn, trong đó Kali Canada chiếm 1/3
+ Phân KCl được điều chế từ quặng Sylvinit, Sylvit, Carnalit, Kainit, Hanksit...
+ Những mỏ lớn trên thế giới tập trung ở Canada, Anh, Đức, Mỹ, Thái Lan.
(KCl)
63,1% K2O
(KCl.MgCl2.6H2O)
17% K2O
KCl.NaCl
28% K2O